Chuong II. B 9- Nguyễn Văn Trấn.(trang 518-550)
Posted on June 23, 2021 by longdien12
Rate This
9- Nguyễn Văn Trấn
Nguyễn Văn Trấn 1914-1998
Sơ lược tiểu sử Nguyễn Văn Trấn:
(Trong Minh Võ, Phản Tỉnh Phản Kháng: Thực hay Hư,chương 16)
“Nguyễn Văn Trấn tự là Xồi, có tên Nga là Frigorne, Sinh ngày 21-3-1914 tại Chợ Đệm, Long An. Theo học trường Petrus Ký, Saigon cùng lớp với Trần Văn Lắm, cựu ngọai trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi tốt nghiệp trung học Pháp, ông ra làm báo và theo kháng chiến trong hàng ngũ những người Cộng Sản. Tờ báo đầu tiên của ông là “Le Peuple” (Dân Chúng) ra đời năm 1938. Ngay đầu cuốn sách ông đã khai mình “làm nghề viết báo và dạy học chính trị”. Ông làm báo là báo của đảng, mà những lãnh tụ Cộng Sản đầu tiên như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập đã bảo ông làm, và ông dậy chính trị là chính trị cách mạng, chính trị chống thực dân, phong kiến.
Chính ông là người lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền thành phố Saigon ngày 25-8-1945. Nhưng ông thú nhận rằng ông chẳng làm gì nhiều, chỉ “nhờ cơ hội, điều kiện thuận tiện đó thôi”. Sau này ông là xứ ủy viên rồi phó bí thư Nam bộ (1), giám đốc công an Nam Bộ. Cũng có lúc ông làm bí thư khu 9. Vì có chuyện bất hòa với Lê Đức Thọ nên năm 1951 ông bị điều ra Bắc, “để làm đại biểu đại hội đảng ” (Đại hội II). Trong đại hội đảng ông làm tổ trưởng tổ 1, mệnh danh là tổ Nam bộ hay tổ quốc tế, vì có hai đại biểu của Lào và Kampuchia.
Tại miền Bắc, có thời ông làm giám đốc trường “đại học nhân dân” với chức “người phụ trách’. Ông cũng là đại biểu quốc hội “thứ nhất và duy nhất của vùng Saigon Gia Định”. Nhưng 26 năm ở miền Bắc quyền hạn và ảnh hưởng của ông càng ngày càng giảm sút. Sau 1975 ông trở về Nam sống thanh đạm như một người ngoài cuộc. Người ta thường gọi ông là “ông già Chợ Đệm”, vì Chợ Đệm là quê ông. Ông cũng có viết một cuốn sách nhan đề “Chợ Đệm quê tôi”, với lối văn đặc biệt miền Nam, như văn nói.
Ông cũng là tác giả một cuốn sách về Trương Vĩnh Ký là người mà ông trân trọng chứ không như một số đảng viên Cộng Sản khác cho Truơng Vĩnh Ký là tay sai của Pháp. Cuốn sách về Phan Thanh Giản của ông vừa hoàn thành chưa in thì nhà ông bị “trộm” lấy đi mất cùng với nhiều văn bản và tư liệu khác, trong đó có hàng trăm trang nhật ký của ông. Đó là chưa kể đến một vài cuốn ông viết khi ở miền Bắc như “Những bài nói chuyện về lo-gích”, “xây dựng đội ngũ trí thức mới của chúng ta” hay cuốn “Đóng góp nhỏ vào lịch sử Việt Nam”, đồng tác giả với Bùi Công Trừng.
Khi Nguyễn Hộ chủ trương tờ “Truyền Thống kháng chiến” ông có viết ít bài rất được hoan nghênh, nhưng tiếc rằng chỉ ra đuợc 3 số thì bị đóng cửa. Khi nữ ký giả Kim Hạnh còn coi tờ Tuổi Trẻ và cho ra tờ Tuổi Trẻ Cười, ông có viết cho tờ báo này với bút hiệu Hai Cù Nèo. Thỉnh thoảng ông gửi bài qua Pháp cho tờ Thông Luận đăng với những bút hiệu “Người Saigon, Năm Đòn Gánh, Mứt Gừng…” Ông cũng viết cho tờ báo chui “Người Saigon” ở trong nước.
Sau khi quyển “Viết cho mẹ và quốc hội” ra mắt công chúng rồi thình lình bị thu hồi, Nguyễn Văn Trấn đã bị theo dõi gắt, đôi lần công an có đến “thăm hỏi” và một ngày kia, khi ông đang đi dạo thì bị xe tông suýt chết. Từ đó ông thường năng phải đổi chỗ ở để tránh bị ám sát. Ông mất ngày 1-5-1995 sau khi bị chứng đau ruột kéo dài chỉ hai ngày.
Những điểm “độc hại ” trong “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”:
Theo “nhóm công tác viên” tường trình với Đào Duy Tùng và Đỗ Mười trong bản báo cáo mật về cuốn sách, thì tất cả những điểm “độc hại” đối với đảng trong cuốn sách dầy 544 trang (2) này qui về 4 điểm chính: “
1- Lên án những sai lầm và tội ác của đảng Cộng Sản VN và bôi nhọ một số cán bộ chủ chốt của đảng.
2- Phản đối việc thống nhất đất nước và đề xuất tư tưởng về liên bang VN, về chính phủ miền Nam.
3- Phản đối việc đàn áp tôn giáo và ca ngợi đạo Ki-Tô và kêu gọi trở về với tôn giáo.
4- Phản đối bóp nghẹt tự do dân chủ, đòi tự do báo chí tuyệt đối, đòi cho ra lại tờ “truyền thống kháng chiến.”
* Về điểm 1 bản báo cáo nêu ra 8 điều, trong số đó có kể đến những tội ác trong cải cách ruộng đất, chính huấn, và đàn áp trí thức trong vụ án “Nhân Văn – Giai Phẩm”. Chúng tôi chỉ trích dẫn một vài câu của tác giả liên quan đến những vấn đề này.
Trước hết tác giả nói đến báo cáo chính trị do chính Hồ Chí Minh đọc trước đại hội II. Ông trích nguyên văn: “Về lý luận, đảng Lao động VN theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” (trang 150)
Khi gặp riêng ông Hồ, Nguyễn Văn Trấn đã có gan nói với ông ta: “Anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo cho đảng ta.”
* Khi nói đến cố vấn Trung Quốc trong cải cách ruộng đất, Nguyễn Văn Trấn viết: “Cái loài cố vấn ấy còn dở sách ra (nói có sách mà) lấy lời của Mao Trạch Đông: “Kiểu uông tất tu quá chỉnh”, mà anh phiên dịch vừa nói vừa ra bộ “như cái cây nó cong về bên hữu, ta muốn uốn nó cho ngay thì tất nhiên là phải bẻ cong nó qua về bên tả, bên trái. Buông ra nó trở lại là vừa.” Cho nên không sợ quá trớn. Có quá trớn mới bớt lại mà ngay được. Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động địa. Trong một cuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen họ kêu. Không có gì lạ cả. Ta đánh họ đau mà họ không kêu đó mới đáng lấy làm lạ chớ!”
“Đây mới là thí điểm, nó đòi ta làm hồ sơ trong từng xã. Một xã có từng này bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng này địa chủ.
“Độc giả ơi! Anh mà hỏi tôi (dầu cho hồi ấy) có tin những lời thánh thần ấy hay không là anh chửi cha tôi. Tôi giận trong lòng, sao họ khinh miệt dân ta đến như vậy.” (trang 166-167)
* Nhân nhắc lại chuyện Lê Văn Lương và Nguyễn Đức Tâm bị hạ tầng công tác, Nguyễn Văn Trấn đã để trong ngoặc đơn lời than đau đớn về cải cách ruộng đất:“(…Ôi bằng cải cách ruộng đất, các ngươi đã giết bao nhiêu mạng người!) ” (trang 197)
Một trăm trang sau ông viết: “Tội ác của cải cách ruộng đất thì nói sao cho xiết.” Và: “Mình phải thay trâu mà kéo cầy nhưng vẫn tin như thật: có cơm chan nước mắt mà lùa là nhờ ơn đảng, ơn Bác.” (Trang 268)
* Ngoài cái tội giết người, cải cách ruộng đất còn bị Nguyễn Văn Trấn kết tội phá tan hoang kinh tế:
“…Người nông dân đốt mía làm củi đem bán (ở Hà Đông, MV). Cải cách ruộng đất làm cho sản xuất như trẻ con đứng chựng. Rồi cải tạo tư sản đánh cái đòn của nó làm cho kinh tế hóa ra cái gì lúc ấy không có lời văn tả, vì nhân văn giai phẩm đã bị đánh quẹp.
Miền Bắc cứ nghèo, nghèo, nghèo.
Đã là Cộng Sản thì hết tình, mà còn là chệc nữa thì hảo hán, vậy nên Chu Ân Lai nói ngay khi ông sang thăm đất nước ta, một cách chí tình và hảo hán: “Ta phải biết làm ra mà ăn, chứ không lẽ cứ ngửa tay mà xin hoài.” ” (trang 211)
* Vì ông là đại biểu quốc hội, luật cải cách ruộng đất có đưa ra quốc hội thông qua, nên ông nghĩ mình cũng có trách nhiệm về việc thông qua qua cái luật giết người đó. Nhưng ông níu gấu aó phó chủ tịch nhà nước Tôn Đức Thắng để bào chữa như thế này: “Nếu má tôi đội mồ ngồi dậy mà hỏi: “Tại sao con đồng ý cái luật ác nhân ác đức ấy?” Tôi sẽ thưa: – Luật ấy có ác nhơn, cũng tại người làm. Nè nghe má. Có lần anh chị em Nam Bộ “đại biểu” biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng dất giết người như vậy?” Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói:
– Đ. m., tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?” (trang 266-267)
* Về chỉnh huấn, Nguyễn Văn Trấn kể: “Từ khi tôi mới ra miền Bắc, được nói chuyện với những đàn anh có Tây học nhiều, thì thấy ai nấy đều không tán thành cái lối chỉnh huấn mà Mao sáng tác… Ai nấy đều nói chỉnh huấn phản ánh sự cường bạo của bực vua chúa cách mạng “phương Đông”. Là một sự bày vẽ một cách phi nhân, thần thánh tư tưởng của đảng của giai cấp công nhân, rồi bắt người ta theo đó mà kiểm điểm mình…
“Tôi nhìn quanh quất thấy có người viết bản kiểm thảo khổ sở. Họ nói khổ sở không phải là nói ra lỗi lầm, mà khổ sở là phải bịa ra lỗi lầm để bản kiểm thảo được coi là thành khẩn…
“Thật ra sự học tập chỉnh huấn đã làm cho người Cộng Sản thơ ngây ngày xưa thấy: học rồi mình chẳng còn ra con người nữa.” (trang 172-173)
* Về sự tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc trong khoảng thập niên 60, Nguyễn Văn Trấn ghi nhận: “Ông Hồ chung thủy với Liên Xô mà đồng thuận với chiến lược hòa bình. Nhưng ông không đồng thuận được với đảng (đảng mà ông tổ chức và giáo dục). Nó đem ông ra mà làm tình làm tội. Cái đó ít ai biết. Tôi biết và sẽ nói đây….(trang 325)
* Nhờ thân với Bùi Công Trừng, Ưng Văn Khiêm và Xuân Thủy mà Nguyễn Văn Trấn biết được rằng lúc đó đảng là chính Lê Đức Thọ. Thọ đã khống chế được cả ông Hồ, để đưa ra đường lối ngả hẳn về Bắc Kinh. Ai đi chệch bị ghép tội “xét lại”.
“Với cái giọng “mẹ đời” Bùi Công Trừng nói với tôi: (3) Cái thằng tự nhiên muốn làm Khổng Tử này, khó lật nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.
– Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội truởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Nó không hút thuốc. Nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm bật lửa, thứ như chầy giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn Khánh Toàn, tay ăn hút, thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu, ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái “beng”. Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit -thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng đánh bật lửa một cái “beng”. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc, có lẽ nó đang còn tìm lời văn “Mao nhiều”. Ở một góc phòng thằng Hà Huy Giáp đứng, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu. Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay có lý luận, mời – biểu- lên tiếng.
Mà trời ới, dưới triều đại Hồ Chí Minh ai được Lê Đức Thọ để ý có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm rằm thắng bảy.
– Tao nói cho mày nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí minh. Tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác- Lê-nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng, statu quo- Lê Duẫn.
Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay, để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc-Hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà.”
Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: Khi thương trái ấu cũng tròn. Khi ghét bò hòn cũng méo. Và ông nói xụi lơ: Thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra mà!
Bùi Công Trừng nói với tôi như vậy. (trang 328)
“Còn Ung Văn Khiêm:
– Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ Chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho sáu Thọ băm ông cụ….
Hội nghị 9 này có thông qua cái “nghị quyết 9″ và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật.
– Tao có hỏi mí ông Cụ có bỏ thăm không. Ông Cụ làm thinh.
“Nghị quyết 9″ tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra ban xét tội và kết án trực thuộc bộ chính trị của trung ương đảng. Ban này có mấy ban viên tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê Đức Thọ, người làm heo là Trần Quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm)
Hai vị này toàn quyền quy kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc.
Nếu đứng về mặt đảng mà anh ra nghị quyết khai trừ 4 tên: Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Vịnh, Bùi Công Trừng và Lê Liêm, thì quyền anh trong nội bộ đảng anh.
Đàng này, hiến pháp, luật pháp anh coi như giẻ rách. Ôi! Nói làm chi đến nhân quyền cho xa xôi.” (trang 328-329)
* Tiếp theo Nguyễn Văn Trấn đã nói đến trường hợp Hoàng Minh Chính bị bắt và danh sách rất nhiều người bị bắt tiếp theo mà ông chỉ nêu tên 22 người có chức vị, tên tuổi, trong số đó có những người bỏ xác trong tù như Phạm Việt, và có người về đến nhà thì chết như Phạm Kỳ Vân.
NVT còn đăng nguyên văn đơn khiếu nại của bà Vũ Đình Huỳnh (Phạm Thị Tề) trong đó có nói nặng về Lê Đức Thọ.
“Ông Lê Đức Thọ đã nhân danh đảng hành động như nhà độc tài vô nhân đạo với ngay những người bạn, những người đồng chí đã cùng nhau chia sẻ gian lao trong nhà tù đế quốc, những đồng chí đã cưu mang chính bản thân mình trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chỉ vì họ đã suy nghĩ không giống mình và đã dám nói ra những suy nghĩ ấy. Thật là đau đớn và tôi nghĩ nỗi đau đớn ấy se lòng hàng triệu trái tim yêu tự do và công lý.” (trang 332)
* Sau khi trích dẫn “đơn khiếu nại” của Phạm Thị Tề, NVT cho rằng bà này làm một việc vô ích vì “chớ hiến pháp và pháp luật bị coi như không có thì thưa” với ai mà làm đơn”. Ông cũng cho rằng có lẽ trong thâm tâm bà ta có ý “viết một bản án, như Nguyễn Ái Quốc viết “bản án chế độ thực dân vậy.” (trang 333)
* NVT đã lên án chế độ bằng những lời lẽ không kiêng nể: “Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay thật nói không hết…” (trang 345)
* Ông gọi những Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ trung Hiếu và linh mục Chân Tín là “tử nạn của chế độ khi vui thì bắt, khi buồn thì tha”.(trang 366)
* Ông so sánh và thấy rằng ban đầu khi đảng cần đến người ngoài đảng hợp tác trong chính quyền, thì ít thấy những người đó bị khuyết điểm, Nhưng “đến nay thì từ chủ tịch xã, phường, đến chánh phó chủ nhiệm các khoa, trưởng, phó phòng hành chánh, tuyệt đại bộ phận đều là đảng viên. Mà buồn thay, trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm hầu hết là đảng viên, vì chỉ có họ mới có quyền để mà tham nhũng.” (trang 368)
* Về tình trạng tha hóa của giai cấp công nhân, Nguyễn Văn Trấn khẳng định kẻ trách nhiệm chính là đảng chứ không phải họ: “Chúng ta thường phê phán giai cấp công nhân tha hóa, nhưng quên rằng chính Đảng, Nhà nước vô sản của ta đã làm tha hóa giai cấp công nhân” (trang 384)
* Vốn là một nhà báo có tài và năng nổ, Nguyễn Văn Trấn cho người đọc có cảm tưởng rằng mục đích chính của cuốn sách ông viết là nhằm tấn công đảng và nhà nước xhcn về quyền tự do báo chí mà điều 67 của hiến pháp đã quy định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình…” Mặc dù cái điều ấy cho thòng thêm câu “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội.” Ông viết: “Đã nói tự do báo chí sao lại phải xin phép? Chúng tôi rất khó hiểu về quan niệm tự do của các anh. Đã xin phép thì không còn gì là tự do.” (trang 390)
* Ông đã không ngần ngại làm một việc so sánh với chế độ thực dân trước kia: “Điều rất khó hiểu là trong chế độ xã hội thuộc địa cũ trước đây của xứ Nam Kỳ (Cochinchine), người Cộng Sản đã dựa vào quyền tự do báo chí của chánh quốc (Đế quốc Pháp) mà ra báo “L’Avant- Garde” (Tiền Phong) do đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách, báo Le Peuple và báo Dân Chúng năm 1938 do đồng chí Nguyễn Văn Trấn phụ trách mà không xin phép, chỉ có tờ khai báo đơn giản (simple déclaration) thôi. Còn ngày nay trong chế độ xhcn, -chế độ tự do- mà những người kháng chiến cũ không được quyền ra báo, làm báo, mặc dù hiến pháp đã quy định các quyền tự do của công dân trong đó có quyền tự do báo chí. Thật là kỳ quặc!” (tr.392)
* Ông còn đi xa hơn nữa – và không biết sẽ dẫn tới đâu – khi viết: “Chế độ cai trị thuộc địa mở mang đầu óc cho dân tộc sống quá lâu dưới chế độ phong kiến lạc hậu. Và người Saigon cũ, dân Nam Kỳ, sống với chế độ thực dân, đã có sự giác ngộ chính trị đạt được trình độ chín muồi rất sớm.(4) Bắc Hà như Trường Chinh, Lê Đức Thọ không thấy những giá trị dân chủ mà nước Pháp sớm đem cho “thần dân Pháp ở Nam Kỳ” và người ta lấy cái không dân chủ, vô luân thường mà đè đầu người đã tập nhiễm dân chủ cách mạng lâu đời rồi thì đè nén như ở các xứ lạnh, tuyết phủ, mặt trời lên, cỏ lại ngóc đầu.” (432)
“(Ta tách hẳn cái gọi là “văn hóa ngu dân của thực dân Pháp” ra khỏi tư tưởng dân chủ của nền dân chủ khai sáng Pháp, là làm một việc vô nghĩa)
“Đây tôi muốn bày tỏ một điều đáng tiếc là người ta genre
* Chẳng những ông so sánh tự do báo chí ông còn so sánh cả bầu cử và cũng dẫn chứng cho thấy thời Tây tương đối được tự do hơn ngay nay. (trang 433)
* Còn việc xuất bản sách thì ông thưa với quốc hội trong ngoặc đơn như sau: “(Dạ thưa quốc hội, ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc việc xuất bản một quyển sách dễ như cơm bữa)” (trang 447)
* Nơi đầu phần VI tức phần cuối của tác phẩm, trước khi trích đăng nguyên vân hai bài sám hối của linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Trấn đã nêu lên mấy nguyên tắc đạo lý của nhà triết học duy tâm E. Kant (5)chủ trương lấy nhân vị làm cứu cánh mọi hoạt động, không được coi nhân vị là phương tiện. Ông giải thích lới của Kant như sau: “Nên cắt nghĩa trong vài dòng: nhân vị đem chất liệu lại cho bổn phận. Nhân vị là một cứu cánh tự nhiên do đó nó là tôn nghiêm và trong những điều kiện đó, luân lý chính là sự đối đãi với con người coi như một cưú cánh chứ không phải một phương tiện.” (Trang 343)
Cảm nghĩ về tác giả và tác phẩm “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”:
Gấp cuốn sách lại, người đọc cảm thấy thương tác giả; và tiếc rằng ông đã để cả cuộc đời phục vụ một lý tưởng, tưởng rằng cao đẹp mà kết cuộc, như có lẽ chính ông cũng đã nhìn thấy rõ trong những ngày cuối đời ông, nó chỉ là ảo tưởng, “bánh vẽ”. Ông đã cố biện minh cho lựa chọn của ông trong quá khứ bằng cách nhắc lại “những phát kiến cách mạng xã hội ” của Mác, những “tư duy đầy sức sống” của Lê-nin, lòng “nhân ái, tinh thần dân tộc” của Hồ Chí Minh. Nhưng không úp mở ông lên án tư tưởng Mao Trạch Đông, và nhất là tư tưởng độc tài của”genre Bắc-Hà” như Trường Chinh, Lê Đức Thọ. Mọi tội lỗi của đảng xem ra ông muốn đổ hết lên đầu nhóm lãnh đạo miền Bắc. Không ai nghi ngờ ông chủ trương một nước riêng của miền Nam mà theo ông, những người lãnh đạo phải gồm những người đã từng được hấp thụ văn hóa của một nước Pháp tiên phong trong cách mạng dân chủ tư sản. Ông là người Cộng Sản, nhưng lại ước muốn – và có vẻ luyến tiếc – một nền dân chủ tư sản, dù chỉ là “tương đối.”
Riêng về Hồ Chí Minh ông trưng dẫn rất nhiều chỗ chứng tỏ ông mến phục vị lãnh tụ của ông. Ông muốn bắt chước người xưa khắc trên bia mộ của triết gia duy tâm Kant câu nói thời danh của ông này, để “khắc trên nắp mồ của Hồ Chí Minh, chôn trong lòng tôi câu: “Người ấy sống có luân thường”. Ông đã trích di chúc của ông Hồ mong các đảng anh em đoàn kết. Rồi gọi Phan Văn Khải: “Chú Khải ơi, …có đêm nào chú trằn trọc nghĩ mà thương cụ Hồ không?” Nhưng cũng có chỗ ông viết “lão Hồ Chí Minh” (trang 328). Chỗ khác ông trưng dẫn câu nói bất hủ của ông Hồ: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…” và coi câu đó là lý do để đảng của nhóm Trường Chinh, Lê Đức Thọ vội vã thống nhất đất nước liền sau giải phóng (1946). Mà ông thì hoàn toàn phản đối việc thống nhất đó. Vì vậy tuy không dám nói ra, ông đã ngầm chê, nếu không nói là oán ông Hồ rồi vậy. Nhiều lần ông đã dùng câu: “Bác nói thì thôi” để cho thấy ông phục ông Hồ, hay ít ra cũng nể ông Hồ. Không có ý tranh luận làm chi. Ông cũng trả lời “dạ thưa, bác nói thì thôi” khi ông Hồ hỏi ông giải đáp về dân chủ tập trung “như vậy có đuợc không?” Ông đã thuật lại lời ông Hồ giải thích như sau: “Như các cô, các chú có đồ đạc, tài sản gì đó thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ, tôi giữ giùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đây. Đó là tập trung.” Giải thích dân chủ tập trung như thế mà “Dạ thưa, bác nói thì thôi”, thì đúng là “thì thôi”. Dầu sao thì khi kể lại những mẩu chuyện mà Bùi Công Trừng và Ung Văn Khiêm nói về đại hội trung ương đảng để chuẩn bị đưa ra nghị quyết 9 vào cuối năm 1963 ông đã muốn bào chữa cho ông Hồ, coi như ông này bị đàn em khống chế mà phải quyết đánh miền Nam, chứ trong thâm tâm ông ta vẫn muốn theo đường lối sống chung hòa bình của Khrút-sốp vào thời gian ấy. (6)
Tôi dám chắc độc giả miền Nam – nhất là những người thuộc lớp “cựu kháng chiến” – khi đọc cuốn sách này sẽ rất thích. Vì nó đã được viết bằng một giọng văn đặc miền Nam, mà lại là giọng văn nói rất dễ đi vào lòng người. Nội dung của nó thì như đã trình bày ở trên, đúng như nhận xét của “nhóm công tác viên” đã báo cáo, gồm những điểm rất “độc hại” cho đảng. Ông đã kể ra không biết bao sự việc chứng tỏ đảng không sáng suốt, độc tài, bưng bít, mờ ám. Ông đã lên án nặng nề đảng đã tàn sát nhiều người, giam giữ bất hợp pháp nhiều đảng viên có phẩm chất tốt dám nói lên những sai lầm của đảng.
Ông cũng đã dành gần một trăm trang sách để ghi lại nguyên văn những lời phê bình, lên án đảng của những người như Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu và vợ là bác sĩ Đỗ Thị Văn, Nguyễn Mạnh Tường, Chân Tín, Hữu Loan, Phạm Thị Tề…
Ở phần kết luận ông đã viết: “Kết Thúc. Cái mà nói rằng viết cho quốc hội là đây. Viết thư làm đơn xin tự do báo chí….” (trang 463)
Câu trên nhắc người đọc nhớ lại có chỗ ông đã phê bình bà Phạm Thị Tề về việc làm đơn khiếu nại cho chồng, con và ông còn nói đáng lẽ bà Tề phải đề “bản cáo trạng chế độ” mới đúng. Thì đây tại sao ông lại cũng viết “làm đơn xin tự do báo chí”? Thực sự cuốn sách này không phải là đơn từ xin xỏ gì cả. Nó đúng là một bản cáo trạng chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay của chính một trong những ngưòi đã “có công” trong việc lãnh đạo đảng cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945. Cuốn sách của ông đáng lý phải có phần kiểm điểm những sai lầm của chính ông trong khi mù quáng theo Cộng Sản mà tàn sát những người chống Cộng khi ông còn có quyền có thế ở miền Nam, trước khi bị điều ra miền Bắc.
Dầu sao thì cuốn sách của ông đúng là một đòn chí tử đánh vào sự lãnh đạo của đảng và gián tiếp vào cnxh của Mác. Vì vậy mà nhóm công tác đặc biệt, sau khi đọc kỹ và phân tích cặn kẽ tác phẩm đã trình lên cho Đào Duy Tùng nhận xét sau đây:
“Đây là một cuốn sách đả kích cay độc Đảng ta và tác động mạnh mẽ tâm lý tư tưởng của người đọc, một cuốn sách phản động nhất trong những cuốn sách phản động! Bởi vì nó đã bêu xấu, chửi bới và lên án Đảng ta một cách toàn diện và có hệ thống.”
Có một điều khá thú vị là một người Cộng Sản theo thuyết Mác-xít duy vật kỳ cựu như Nguyễn Văn Trấn lại trưng dẫn Emmanuel Kant là nhà duy tâm học tổ bố. Hơn nữa lại nói đến “nhân vị” là điều tối kỵ đối với các nhà lãnh đạo miền Bắc. Người ta còn nhớ Tố Hữu và Trường Chinh đã lên án nhóm Nhân Văn Giai Phẩm năm 1957 rằng “Thấy kẻ thù nói Nhân Vị, bọn chúng cũng nói Nhân Văn.”
Chú thích
(+)“Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, Nguyễn Văn Trấn, Văn Nghệ (Cali) tái bản lần thứ nhất, trang 345.
(1) lúc ấy là lâm thời, gọi là phó bí thư xứ ủy Nam Kỳ, dưới bí thư Bùi Công Trừng..
(2) Trong cuốn mà nhà xuất bản Văn Nghệ, California tái bản lần thứ nhất năm 1995 thì số trang là 504. Trong soạn phẩm này chúng tôi ghi theo số trang của nhà X.B. Văn Nghệ.
(3) Statu quo = giữ nguyên trạng (Latinh)
(4) Tiếng Pháp có nghĩa là “loại”, loài hay giống.
(5) Emmanuel Kant (1724-1804) triết gia duy tâm người Đức, tác giả cuốn “Critique de la raison pure” và “Critique de la raison pratique”. (Tạm dịch: Phê bình về thuần lý; và phê bình về thực lý)
(6) Viết đến đây chúng tôi tạm ngưng cầm tờ tuần san Saigon Nhỏ lên xem thì gặp Đào Nương, trong mục Phiếm Dị. Bà chìa cho xem bức thư của ông Đỗ Bồng Châu nào đó ở Virginia lên án các đảng viên Cộng Sản “phản tỉnh vì thất sủng”, trong đó có Bùi Tín và Nguyễn Văn Trấn. Bức thư có đoạn: “…Riêng về tên Nguyễn Văn Trấn, tác giả của tập sách được một số báo ở hải ngoại ca tụng “Viết cho mẹ và quốc hội”, thì đồng bào trong Nam còn ai xa lạ gì tội ác của tên này. Hắn giết hàng ngàn người vô tội bị hắn kết án là Việt gian đến nỗi hắn được đồng bào đặt cho hỗn danh là “hung thần Chợ Đệm”.
Chúng tôi ghi lại điều này để phản ánh một cái nhìn từ phía độc giả, hầu rộng đường phán xét.
Nguyễn Văn Trấn(1914 – 1998 )
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Tr%E1%BA%A5n#cite_ref-9
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Văn Trấn , còn gọi Bảy Trấn, là một nhà báo, nhà họat động cách mạng chống Pháp, Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9, giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Văn Trấn sinh ngày 21 tháng 3 năm 1914 tại Chợ Ðệm, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) trong một gia đình địa chủ khá giả.
Năm 1927, ông lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Năm 1930, ông đậu Tú tài phần nhất. Chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phan Chu Trinh và Nguyễn An Ninh, ông bỏ học và bắt đầu hoạt động cách mạng chống Pháp, sau ông đó gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1938, ông sáng lập tờ Le Peuple (Dân chúng).
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, ông lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền ở Sài Gòn. Do có những hành động quyết liệt với các phần tử đối kháng, ông bị gọi là hung thần Chợ Đệm[1]. Có giả thuyết cho rằng Nguyễn văn Trấn là một trong ba người đã thực hiện việc giết Tạ Thu Thâu[i], hai người kia là Kiều Đắc Thắng [2] và Nguyễn Văn Tây [3].
Trong thời kỳ chín năm kháng chiến, ông làm tới chức Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9.
Sau năm 1954, Nguyễn Văn Trấn tập kết ra Bắc và trở thành giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc, rồi Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương.
Năm 1964, ông được bầu làm ủy viên Ủy ban Thống nhất trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa, ngày 03 tháng 7 năm 1964.[4]
Sau khi về hưu, Nguyễn Văn Trấn cộng tác với nhiều tờ báo tại Việt Nam, như tờ Tuổi Trẻ cười, với bút hiệu Hai Cù Nèo và viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật.
Trong những năm cuối đời, ông tỏ vẻ e ngại về vai trò của Đảng Cộng sản. Ông từng tham gia Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ và kí vào bản kiến nghị 100 người năm 1988 kêu gọi thay đổi cách thức bầu cử. Theo tờ Asia Times Online, ông đã cho rằng Đảng đang xâm phạm quyền hạn của nhà nước và đã kêu gọi tạo luật lệ cho đảng phải theo.[5] Năm 1995, ông viết tập “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” và xuất bản với tư cách cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh trong đó ông nhấn mạnh quyền tự do báo chí là nhân quyền cơ sở nhất.[6] Tác phẩm này bị nhà cầm quyền cấm lưu hành một tuần sau khi xuất bản[7].
Năm 1997, ông là một trong 45 nhà văn được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.[8]
Ngày 1 tháng 5 năm 1998, ông qua đời tại Sài Gòn, hưởng thọ 85 tuổi.
Các tác phẩm chính
Chúng Tôi Làm Báo (1977)
Chợ Ðệm Quê Tôi (1985)[9]
Chuyện Trong Vườn Lý (1988)
Logich Vui (Nhà xuất bản Sự Thật 1992)
Trương Vĩnh Ký, Con Người và Sự Thật (1994)[10]
Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội[6]
Chú thích
^ Bảng Tường Trình Về Buổi Nói Chuyện Về Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Giác Lượng:
^ Theo Người Bình Xuyên và NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật của Nguyên Hùng : Kiều Đắc Thắng là công nhân quê miền Trung, trước năm 1945 vô Sài Gòn sinh sống đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Bản chất Kiều Đắc Thắng giống như tên : háo thắng. Không rõ nguyên nhân gì mà Kiều Đắc Thắng bị Tây bắt đày ra khám Vũng Tàu (có tài liệu nói là ăn cướp). Nhờ Năm Bé là một tay anh chị Xóm Chiếu giúp đỡ, Kiều Đắc Thắng vượt ngục về Lái Thiêu.Khi Cách Mạng Tháng Tám nổ ra, Kiều Đắc Thắng tự xưng là chỉ huy trưởng Trung Đoàn kháng chiến miền Đông đóng quân ở Bưng Cầu (tài liệu khác nói Thắng tự xưng tư lệnh miền Đông). Ai Kiều Đắc Thắng cũng cho là Việt gian, nhà máy nào cũng xung công. Ai chống lại thì giết. Danh sách nạn nhân của Kiều Đắc Thắng dài sọc, trong đó có nhà cách mạng Phan Văn Hùm. Các hành động quân phiệt của Kiều Đắc Thắng chấm dứt khi đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình vào Nam thống nhất lại các tổ chức vũ trang.
^ Tìm hiểu cái chết của Tạ Thu Thâu
^ Danh sách các vị lãnh đạo nhà nước và các vị phụ trách các cơ quan cao cấp…
^ Tran Dinh Thanh Lam, “Vietnam’s leaders sidestep the ‘c’ word”, Asia Times Online, 2 tháng 5, 2007. Truy cập 16 tháng 5 năm 2008.
^ a b Vo Van Ai (2000). Michael Jacobsen và Ole Bruun (biên soạn). ed. Human Rights and Asian Values: Contesting National Identities and Cultural Representation in Asia. Routledge. 99. ISBN 0700712127. http://books.google.com/books?id=HpdiltchTUgC&pg=PA99&lpg=PA99&dq=%22Nguyen+Van+Tran%22+%22National+Assembly%22&source=web&ots=qsh8Vp8l3-&sig=x9IiA5f-oIYW5YPb10RmrhEZkIg&hl=en.
^ Jacobsen và Bruun, tr. 110
^ Human Rights Watch. “Congressional Casework”. Truy cập 16 tháng 5 năm 2008.
^ Chợ Đệm quê tôi/ Nguyễn Văn Trấn.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1985.- 510tr; 19cm
^ Trương Vĩnh Ký con người và sự thật. Biên khảo của Nguyễn Văn Trấn – Thành phố Hồ Chí Minh: Ban khoa học xã hội thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 1993 – 274trang; 19cm.
http://son-trung.blogspot.com/2008/09/nguyn-vn-trn-1914-1998-mt-tm-hn-nam-k.html
NGUYỄN VĂN TRẤN (1914 – 1998 ), MỘT TÂM HỒN NAM KỲ CƯƠNG DŨNG
Wednesday, September 3, 2008
Nguyễn Văn Trấn sinh ngày 21 – 3- 1914 quê ở Chợ Đệm, Long An, ngoại hiệu là Bảy Trấn. Năm 1931, ông tốt nghiệp chương trình trung học Pháp sau ra làm báo, năm 1936 theo đảng Cộng sản Đông Dương, trải qua nhiều chức vụ như Bí thư khu bộ miền Nam chúng ta thấy ông rất tự hào về thành tích cộng sản của ông. Ông cùng Trần Văn Giàu nổi tiếng giết người không gớm tay, đã sát hại các chiến sĩ quốc gia, và các đảng viên cộng sản phe Trotsky trong khởi nghĩa tháng 8-1945.
Ông đã viết nhiều sách về chính trị. Tác phẩm “Viết Cho Mẹ và Quốc Hội” là một thiên hồi ký của tác giả, đồng thời là những trang lịch sử sống động của Việt Nam dưới ách cộng sản miền bắc.
Nhận thấy đảng cộng sản phản bội dân tộc, ông và Nguyễn HỘ rút ra khỏi đảng cộng sản. Bị công an đến nhà khủng bố và hạ nhục, ông uất mà chết. Tác phẩm “Viết Cho Mẹ và Quốc Hội” bị cấm ở trong nước, sau được chuyền ra hải ngoại. Văn phong của ông, tư tưởng của ông mang nặng chất Nam kỳ cương trực, rất có giá trị hiện thực lịch sử. Tác phẩm này nhấn mạnh các điểm:
– Cải Cách Ruộng Đất
– Nhân Văn Giai Phẩm
– Lê Đức Thọ lấn áp ông Hồ.
– chính sách bần cùng hóa miền Nam
– vụ chia chác núi rừng Việt Nam.
1. Cải cách ruộng đất
Đây là một vấn đề quan trọng khiến cho nhiều tài liệu đề cập đến. Nguyễn Văn Trấn cho biết cải cách ruộng đất là một sự sao chép chính sách của Mao Trạch Đông. Một xã có chừng này bần cố thì theo kinh nghiệm Trung Quốc nhất định phải có bằng này địa chủ (167). Theo Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn Châu, cán bộ khu 5 đã đi học Bắc Kinh về nói:n Đấu tố như vậy rốt cuộc được cái gì! Được cái nát tan tình nghĩa làng xóm (169). Bùi Công Trừng nhận định về cải cách ruộng đất như sau:
“Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc bộ một khoảnh đất con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài” ( 229).
Nói tóm lại, Nguyễn Văn Trấn cho ta thấy cải cách ruộng đất là một tai họa, một sự phỉnh phờ, nông dân không được ích lợi gì về vật chất và tinh thần, muôn đời họ vẫn phải sống nghèo khổ của đời nô lệ.
2. Nhân Văn Giai Phẩm:
Trước tiên ông luận về đường lối văn học nghệ thuật miền bắc. Những nhận xét của ông sắc bén chưa từng thấy. Ông cho rằng miền bắc theo đường lối ‘hiện thực xã hội chủ nghĩa’, là một thứ văn học dối trá, bắt văn nghệ sĩ phải tô hồng chuốt lục cho chế độ, ai can đảm nói lên sự thật thì bị khủng bố, trừng phạt. Ông viết:
“Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học, nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói lên xã hội thiên đàng vô cùng đẹp, chưa có, chưa bị cướp, áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhanh ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng” (275).
Tiếp theo, ông trình bày việc cộng sản đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm và tình hình văn nghệ tại miền bắc. Trong những văn nghệ sĩ và chính trị gia xã hội chủ nghĩa, kể những kẻ đã ra ngoại quốc, chưa ai lên tiếng bênh vực Nhân Văn Giai Phẩm mạnh mẽ và chí tình như ông. Ông cho rằng tình hình thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là những biến cố quan trọng trong thế giới cộng sản lúc này như là Khrutsow tố cáo Staline, Mao đưa ra chiến dịch bách gia tranh minh, cho nên Việt Nam đã nổi dậy chống nhiều thứ trong đó có chống sùng bái cá nhân, chống bất công, chống tham nhũng và chống đàn áp, kìm kẹp. Luật gia Nguyễn Mạnh Tường tố giác cộng sản độc tài:
“Từ trước đến nay, ta có thể ví đảng Lao Động như mt cây rất to, lá rườm rà che hết ánh sáng của mặt trời khiến ngay một ngọn cỏ cũng không thể mọc dưới chân nó được”
(311).
Trên báo Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang đã kêu gọi đảng và nhà nuớc phải chú trọng đến vấn đề pháp trị, và ông phê phán tòa án cộng sản bằng những lời thẳng thắn:
“Tòa án là một tòa án tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội Trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ để xử”
(274).
Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm ra đời 1955, nhưng mãi đến 1956, Mao Trạch Đông mới
phát động ‘ bách hoa tề phong, bách gia tranh minh’. Tuy ra sau nhưng nó có tác dụng trở lại đối với Việt Nam,và Việt Nam bắt chước Trung Quốc triệt hạ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1957. Ông hóm hỉnh thuật lại câu chuyện Trường Chinh tiếp xúc báo chí. Một nhà báo hỏi Trường Chinh:
– Như vậy là cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?
Ông Trường Chinh sửng sốt:
– Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi! (275)
Nguyễn Văn Trấn đã viết về các nhân vật trong Nhân Văn, Giai Phẩm khá đầy đủ. Ông viết về Nguyễn Hữu Đang như sau:
” Nguyễn Hữu Đang linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ cùng với Nguyễn Văn Tố hoạt
động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu Quốc. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đều do Đang tổ chức. Đang là trưởng ban tổ chức lễ tuyên ngôn độc lập, bộ trưởng Thanh niên khi rút khỏi Hà Nội. Vào Thanh Hóa, Tổng Thanh Tra Bình Dân Học vụ 1954, mời nhận bộ trưởng, sinhhoạt đảng nhưng từ chối. Đang nói: Nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình bây giờ chỉ một mình một đảng “(278).
“Nguyễn Hữu Đang khước từ vinh hoa phú quý do cộng sản chiêu dụ, ông sống bằng bàn tay lao động của ông như là trình bày bìa cho tờ Văn Nghệ, rồi ra làm tờ Nhân Văn. Kết thúc Nhân Văn, ông bị tuyên án 17 năm tù nhưng được bảy năm thì hội Quốc Tế Nhân Quyền can thiệp nên ông được thả ra. Phùng Cung bị giam bảy năm vì bài Con ngựa già Chúa Trịnh. Vũ Duy Lân cho Hữu Đang chiếc áo len cũng bị tù bảy năm. Trần Dần bị tù, Hữu Đang đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám con nít. Hữu Loan đi thiến heo, Trân Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc sống bị bạc đãi, bị tuyệt thông” (280- 282).
Nguyễn Văn Trấn ca ngợi Trần Dần và Nguyễn Hữu Đang bằng những lời chân thành :
“Trần Dần chỉ là hậu thân của của những người đã viết Vạn Ngôn thư, Thất Trảm thư,. . . cũng như vấn đề pháp trị của Nguyễn Hữu Đang. Vấn đề văn học mà Trần Dần đòi xét lại cách đây hơn 30 năm hiện giờ vẫn đang rất là thời sự. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là khuyến khích tô hồng,đề cao con người giả, việc giả, hàng giả. . . . Những người thấy trước tai họa muốn ngăn chận tệ nạn tô hồng thì bị gán ngay cho cái tội bôi đen. Đáng lẽ những người như Nguyễn Hữu Đang và Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được giải pháp cứu nguy cho dân tc. Nhưng trái lại, họ bị vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là án Nhân Văn ” ( 277).
Bàn về sự ra đời của Nhân Văn, Giai Phẩm, Nguyễn Văn Trấn nói rằng họ không chống đối chính phủ, họ theo lời kêu gọi của đảng ‘nót thật, nói thẳng, nói hết’. . Ông cho rằng chính đảng đã khuyến khích các văn nghệ sĩ phê bình xây dựng. (Nguyễn Văn Linh sau này cũng bắt chước Hồ Chí Minh kêu gọi ‘nói thẳng, nói thật, nói hết’ .
Ông dẫn lời Hữu Loan:
“Khẩu hiệu nói thẳng, nói thật, nói hết ‘để xây dựng đảng, không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nuớc mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để viết. Vì vậy mới có Nhân Văn Giai Phẩm của chúng tôi và Trăm Hoa của Nguyễn Bính ” (273)
Nguyễn Văn Trấn viết:
“Thực ra Nhân Văn hưởng ứng lời đảng gọi ‘ nói thật, nói thẳng, nói hết’ để xây dựng đảng và chỉ đãu tranh cho tự do báo chí, tự do ngôn luận mong thực hiện tự do bầu cử và quốc hội, vào chính phủ, chỉ cần thực hiện thật sự dân chủ nội dung cũng đã là lý tưỏng rồi” (277).
Ngày nay, đảng cộng sản Việt Nam vẫn đàn áp tự do ngôn luận tuy rằng họ đã bớt khắt khe hơn trước. Nguyễn Văn Trấn viết về tình hình văn nghệ thời Nhân Văn Giai Phẩm và ngày nay như sau:
“Hiện nay báo Văn Nghệ cũng đang làm các việc như Nhân Văn ngày xưa làm, cũng do được kêu gọi, được giao trách nhiệm, Nguyên Ngọc mới dám làm, và báo Văn Nghệ cũng đang bị khép tội là mắc những lệch lạc quan trọng. Có điều khác là Nhân Văn ngày xưa đơn độc, khi bị đánh không ai dám bênh, cứ ngậmmiệng, cúi đầu mà mang án. Còn bây giờ thì hoàn cảnh trong nước và ngoài nước đã khác, không thể đóng cửa mãi mãi trên những sai lầm vô định. Khi Nguyên Ngọc bị đánh, đã có báo chí khắp nơi lên tiếng, những bản kiến nghị đang tiếp tục gủi về “(277).
Đảng đã đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm, và đã gây ra biết bao tai họa cho dân tộc, Nguyễn Văn Trấn viết:
“Một lái xe chân chết người, muốn sửa sai không được, anh phải đi tù, phải tước bằng. Anh bác sĩ chữa bệnh làm chết người cũng thế, phải tước bằng và phải đi tù. Đấy là những ngườI làm chết ít người. Còn những người cầm vận mệnh của cả nước đã làm cho đồng bạc mất giá hàng vạn lần, làm cho hầu hết công trường, xí nghiệp phá sản, cho 90% con cái gia đình thành lưu manh, cho 50% trẻ em mất dinh dưỡng, còn giết oan bao nhiểu người có tài đức, còn phá phách bao nhiêu công trình văn hóa lịch sử. Những con dun bị đạp gào lên: sai rồi! Thì họ rất bình tĩnh trả lời: sai thì sửa! hoặc bất đắc dĩ phải sửa thì không biết sửa chân thành. Họ vẫn núp dưới lá cờ đảng để đi từ sai lầm tày trời này đến sai lầm tày trời khác ” (281).
3. Lê Đức Thọ lấn áp ông Hồ
Bùi công Trừng thuật lại diễn tiến của đại hội 9 của ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 cuối 1963, trong đó ông Hồ thất thế, bị vây cánh Lê Đức Thọ kềm tỏa:
“Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội trưởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Nó không hút thuốc, nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại tiền môn ở tay này, tay kia cầm bật lửa thứ như chày giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn Khánh Toàn tay ăn hút thuốc lá Trung quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái ‘bang’. Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy, ce petit – thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng dánh bật lửa một cái ‘bang’. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc, có lẽ nó đang còn tìm lời văn ‘ mao nhiều’. Ở một góc phòng, thằng Hà Huy Giáp đứng, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu.”
Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay có lý luận và mời – biểu- lên tiếng. Mà trời ơi, dướI triều đại Hồ Chí Minh ai được Lê Đức Thọ để ý, có cảm tình là má thằng đó đẻ ra nó đêm rằm tháng bảy.
“Tao nói cho mày nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí Minh. “Tao nghe thằng Thọ đang âm mưu lật đổ ông già và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng statuque Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng. Mày coi, coi có tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính mến của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị, mà quay mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên phải hứng lấy những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép bắc lại:
” Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà!’ Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông già cũng cho hội nghị nghe ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
Khi thương trái ấu cũng tròn
Khi ghét bồ hòn cũng méo.”
Và ông nói xụi lơ:
“Thấy lợi, người ta cho tên lửa vô, thấy bất lợi, người ta rút ra. Có chi mà!”
Bùi Công Trừng nói với tôi như vậy. Còn Ung Văn Khiêm kể:
Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy, ông cụ có thêm mấy chỗ, còn nguyên từng chữ của Mr. Ho Chi Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ.”
Và mày coi, thằng thủ trưởng khoa giáo của mày ( Tố Hữu) khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng vào đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lê Nin. Tao mỉm cười bụng nói: A! Thằng nhỏ, mày dám đái đầu ông Xá!’ Hội nghị 9 này có thông qua cái nghị quyết 9 và mấy anh nói là cũng trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật:
– Tao hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh. Nghị quyết khai trừ 4 tên: Ung văn Khiêm, Nguyễn Văn Vinh, Bùi Công Trừng, Lê Liêm (329).
5. Chính sách kìm kẹp kinh tế miền nam
Nguyễn Văn Trấn tố cáo Võ Nguyên Giáp chủ trương ngăn chận đà phát triển kinh tế miền nam. Võ Nguyên Giáp không cho kinh tế miền nam lên mạnh mà miền bắc và miền trung tụt lại sau. Ông viết rằng: chính sách này dùng nhiều biện pháp làm rối loạn nền kinh tế và khiến cho nó trì trệ và làm được việc mà đàng ngoài mong ước, miền nam nghèo đi để đuổi kịp miền bắc ( 235).
6. Cộng sản phá hoại núi rừng
Nguyễn Văn Trấn là người duy nhất tố cáo bọn cộng sản đầu sõ cướp đoạt tài sản quốc gia. Chúng phá hoại núi rừng để bán gỗ cho ngoại quốc lấy tiền bỏ túi. Bùi Công Trừng đã nói với Nguyễn Văn Trấn như sau:
“Chúng nó cũng mấy thằng ấy, cũng những chính sách ấy, cai trị 17 triệu dân thì dân đã nghèo sát đất, không đầy 15 năm, hai cái rừng Việt Bắc và Tây Bắc bị cạo trọc lóc. Bây giờ ở miền nam,, cũng đào kép ấy( même acteurs), hải kịch ấy (même comédie) chưa chi đã giành đất Ban Mê Thuột, của Đà Lạt và Sông Bé thì chúng nó sẽ đua với miền bắc 15 năm, miền nam chỉ cần ba năm thì cũng trơn lu như mu bà bóng cho mày coi “(230).
Hồi ký của Nguyễn Văn Trấn rất có giá trị về lịch sử và văn chương. Những tài liệu ông trình bày là những tài liệu quan trọng. Có những tài liệu chưa ai nói đến mà ông là người đầu tiên đưa ra ánh sáng. Những người khác viết hồi ký là để nói về cá nhân, còn ông viết là vì tổ quốc, là để tố cáo tội ác của cộng sản trước quốc dân, đồng bào. Những lời phê phán của ông rất mạnh mẽ và rất đúng. Ngòì bút của ông rất sắc bén và lập trường của ông dứt khoát. Ông là người trung trực và can đảm. Ông tiêu biểu cho lớp trí thức miền nam ngay thẳng, thành thực và yêu nước. Nghệ thuật kể chuyện của ông rất vững vàng, lời văn tự nhiên, thuần túy văn phong miền nam, rất thú vị, và rất đáng yêu.
(Trich Nguyễn Thiên Thụ, VĂN HỌC HIỆN ĐẠi tập 2,Gia Hội 2006)
Nguyễn Văn Trấn Và Quyển Sách “Viết Cho Mẹ và Quốc Hội”
Tháng 9 năm 1995, một sự kiện lạ lùng đã xảy ra tại Việt Nam. Đó là quyển sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” của ông Nguyễn Văn Trấn được in và bán công khai. ở một quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nếu sự kiện này xảy ra, có lẽ không ai lấy làm ngạc nhiên. Nhưng ở Việt Nam, quả là một việc lạ.
Vì ai cũng biết, hệ thống kiểm soát sách báo và truyền thông của chế độ độc tài Việt Nam vô cùng chặt chẽ và gắt gao. Một quyển sách, với nội dung được cơ quan tối cao của đảng cộng sản đánh giá là “rất phản động, rất độc hại” và sau đó bị Trương Tấn Sang, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, ký một quyết định “Mật” cấm lưu hành và tịch thu (xem Liên Minh tháng 01/1996), lại có thể lọt qua được hệ thống kiểm duyệt để phát hành công khai, lại là một chuyện lạ.
Trước khi đánh giá tại sao chuyện lạ này có thể xảy ra, thiết tưởng cần nói qua về nội dung của cuốn sách và tác giả, để hiểu tại sao nhóm cán bộ phụ trách thẩm định cuốn sách này, trong văn thư mật gởi Đỗ Mười, Đào Duy Tùng, Lê Khả Phiêu, ngày 30/10/95, đã đáng giá rằng : “đây là một cuốn sách có nội dung rất phản động, rất độc hại vì nó vu khống, bêu xấu, chửi bới, lên án gay gắt sự lãnh đạo của Đảng ta một cách toàn diện (cả chính trị, kinh tế và văn hóa, văn học) và “có tính hệ thống” (cố nêu sai lầm này tiếp sai lầm khác trong các thời kỳ và có liên hệ mật thiết với nhau), nó bộc lộ một thái độ bất mãn rất cay cú, trắng trợn, nghĩa là “ăn thua đủ” (nói theo người Nam Bộ) với Đảng ta và chế độ ta”.
Ông Bảy Trấn, Hai Cù Nèo: Ông Nguyễn Văn Trấn, còn được gọi là Bảy Trấn, sinh năm 1914 tại Chợ Đệm thuộc làng Tân Kiên, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Xuất thân từ một gia đình địa chủ được coi là khá giả, ông được gởi lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký (1927). Năm 1930, sau khi thi đậu tú tài phần nhất, ông bỏ học và bắt đầu hoạt động cách mạng chống lại thực dân Pháp.
ở thời điểm đó, theo lời tự thuật, ông đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh và ông Nguyễn An Ninh. Nhưng khi phong trào cộng sản bộc phát mạnh ở khắp nơi, người thanh niên Nguyễn Văn Trấn đã tham gia vào đảng cộng sản, với sự tin tưởng rằng “cách mạng vô sản thế giới sẽ gióng trống phất cờ giải phóng cho dân tộc yếu hèn”.
Từ đó, Nguyễn Văn Trấn lao vào cuộc đấu tranh với tư cách là một đảng viên đảng cộng sản. Trong hơn 40 năm hoạt động cho tới lúc về hưu vào năm 1976, Nguyễn Văn Trấn đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng cộng sản như Chính Ủy Bộ Tư Lệnh khu 9 và Bí Thư Khu Ủy, Đại Biểu Đại Hội Đảng lần thứ hai, Giáo Sư trường Nguyễn Ái Quốc và sau đó trường Đại Học Nhân Dân tại Hà Nội, Vụ Phó Ban Tuyên Huấn Trung ương.
Sau khi về hưu, ông cộng tác với nhiều tờ báo tại Việt Nam, như tờ Tuổi Trẻ, với bút hiệu Hai Cù Nèo, bằng những bài viết châm biếm vạch ra những yếu tố tiêu cực, xấu xa của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ông cũng viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật như Chúng Tôi Làm Báo (1977), Chợ Đệm Quê Tôi (1985), Chuyện Trong Vườn Lý (1988), Trương Vĩnh Ký, Con Người và Sự Thật (1994).
Năm 1995, ông viết tập “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”. Quyển sách lọt qua vòng kiểm soát của Đảng và được bày bán gần như công khai. Chỉ trong vòng một tháng, hơn 10.000 cuốn sách phát hành hết sạch và ở khắp nước ai cũng bàn tán về những sự kiện được nêu lên trong “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”.
Thấy được tầm tác hại của quyển sách, Trương Tấn Sang, theo lệnh của Bộ Chính Trị, ra chỉ thị cấm lưu hành và tịch thu. Trong khi đó, mặc dù bị đánh giá không còn đủ tư cách là đảng viên, nhưng Nguyễn Văn Trấn vẫn chưa bị khai trừ hay bị thi hành kỷ luật, vì theo báo cáo mật gởi Bộ Chính Trị, nhóm công tác viên đề nghị “Để không gây dư luận xôn xao trước đại hội 8, nên chưa thi hành kỷ luật khai trừ vội”.
Điều đó có nghĩa là, bản án dành cho Nguyễn Văn Trấn vẫn treo ở đó, chờ có cơ hội tốt Đảng sẽ thi hành.
“Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, hồi ký chính trị của một đảng viên cộng sản kỳ cựu:
“Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” là một cuốn sách dày 544 trang, được tác giả Nguyễn Văn Trấn viết như một loại hồi ký chính trị, nói về cuộc đời của chính mình, những bước thăng trầm của tác giả trong khoảng 50 năm “làm cách mạng” và những trăn trở của ông trước hiện tình đất nước.
Trước hết, quyển sách được viết như một lời sám hối của một người cộng sản phản tỉnh, như tiếng thét phẫn nộ của một người dân trước những bất công, phi lý của đời sống và như một bản án lệnh dõng dạc vạch tội đảng cộng sản Việt Nam.
Tại sao tác giả lấy tựa đề “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” ? Mẹ ở đây là là người sinh ra mình, Mẹ còn là biểu tượng cho cội nguồn, cho tổ quốc. “Viết cho Mẹ” của Nguyễn Văn Trấn dường như để gởi một thông điệp đến cho tất cả những ai, trong đó có nhóm lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đã quên mất mình từ đâu mà ra, quyền bính do đâu mà có.
Đoạn mở đầu, tác giả đã nhắc đến việc Khổng Tử nói “đàn bà khó dạy” và Lỗ Tấn tự hỏi : “Không biết khi nói đàn bà khó dạy, Khổng Tử có kể mẹ ông vào đó hay không?” Thái độ coi thường nguyện vọng của người dân của tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản được Nguyễn Văn Trấn xem như một người kinh thường mẹ đẻ ra mình.
Trong một lá thư gởi ra ngoài nói về tác phẩm của mình, Nguyễn Văn Trấn viết, vẫn bằng lối khôi hài chua chát: “Mọi việc ở đời đều phụ thuộc vào dân và dân thì phụ thuộc vào lời nói. Mà hỡi ôi, ở Việt Nam nay câu nói của dân gian vẫn còn có giá trị “Ngắn cổ kêu chẳng thấu trời”.
Nguyễn Văn Trấn không kéo cổ dân cho nó dài ra, mà chỉ làm một con cóc khô kêu gào cho”Thượng Đế Đảng” chớ có quên động cơ thành lập Đảng là “Đem lại tự do bình đẳng lại cho nhân dân”.
Trong tiếng kêu gào thay cho dân đen thấp cổ, bé miệng, Nguyễn Văn Trấn hướng về Quốc Hội, vì dù muốn dù không, đây cũng là cơ chế được xem là đại diện cho tiếng nói nhân dân, là nơi thông qua cái bản hiến pháp trong đó những quyền tự do căn bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, báo chí, được long trọng công nhận. Hướng về nơi mang danh nghĩa là đại diện cho nhân dân để đòi quyền cho nhân dân, Nguyễn Văn Trấn muốn vạch trần bản chất mỵ dân của chế độ mà ông đang sống.
Bằng thể loại thuật chuyện như nói, pha lẫn khôi hài và châm biếm, toàn bộ quyển sách phản ảnh sự cay độc của tác giả trong cách chỉ trích tập đoàn lãnh đạo cộng sản và những sai lầm liên tục của Đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung của quyển sách nhắm vào ba điểm chủ yếu :
1) Những sai lầm và tội ác của đảng cộng sản Việt Nam:
Qua từng thời kỳ của lịch sử, ông Nguyễn Văn Trấn đã vạch ra nhiều sai lầm là tội ác của đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất tại Miền Bắc, quyển sách nêu lên nhiều bằng chứng cho thấy sự độc ác của chế độ.
Theo ông, vì rập theo sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông và cúi đầu vâng lệnh cố vấn Trung Quốc, đảng cộng sản đã giết hại nhiều người vô tội trong vụ cải cách này, thậm chí dứt tình và đối xử độc ác với những đồng chí hôm qua của mình, làm tan nát tình làng nghĩa xóm. Cũng trong giai đoạn này, cuộc chỉnh huấn và cải tạo trí thức Miền Bắc đã làm cho nhiều người chết hay thân tàn, ma dại.
Quyển sách đã kết luận rằng “thật ra chỉnh huấn làm cho người cộng sản ngây thơ ngày xưa học rồi thấy mình “chẳng ra con người” nữa; chỉnh huấn là sáng tạo kỳ quái, là biểu hiện cường bạo của Mao, bậc vua chúa cách mạng ở phương Đông”.
Đối với vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, quyển sách ca ngợi những người như Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang xứng đáng là những kẽ sĩ Việt Nam, đã biểu hiện khí tiết của mình trước cường quyền và so sánh tòa án của chế độ như là một “tôn giáo pháp đình của giáo hội thời trung cổ”, xét xử tùy tiện, vô luật lệ. Gần đây, trước đòi hỏi phải xét lại vụ án này, Nguyễn Văn Trấn phê phán thái độ ngoan cố của lãnh đạo Đảng, không chịu sửa sai, giải oan cho những kẻ vô tội, mà “lại cứ gào
: đây là vụ án chính trị, vụ án đã qua, bọn Nhân Văn đã nhận tội, không nên nhắc tới nữa,…”.
Quyển sách cũng đưa ra một số sự kiện lịch sử, trong vụ án xét lại chống đảng vào thập niên 60. Theo ông Nguyễn Văn Trấn, Lê Đức Thọ đã thao túng Hội Nghị Trung ương lần thứ 9 của đảng cộng sản vào năm 1963, vô hiệu hóa ông Hồ Chí Minh, để kéo đảng cộng sản Việt Nam chống chủ trương xét lại của Liên Xô. Sau vụ này, như chúng ta đã biết, là hàng loạt vụ bắt bớ, thanh trừng đã xảy ra.
Đối với việc thống nhất đất nước từ 1975, theo ông Nguyễn Văn Trấn, là tham vọng của nhóm lãnh đạo Bắc Hà muốn thống trị miền Nam, không muốn cho miền Nam được phát triển. Nó đã gây ra tai họa lớn cho Miền Nam, làm cho Miền Nam trượt dốc băng để “đuổi kịp Miền Bắc” và cùng nhau ăn độn ! Ngược lại với đường lối cưỡng ép này, ông Nguyễn Văn Trấn đưa ra đề nghị thành lập một Liên Bang Việt Nam gồm hai miền Nam-Bắc, với một chế độ tự trị tại miền Nam.
Đánh giá về giai đoạn hiện nay, từ khi Hà Nội triệt hạ Câu Lạc Bộ Kháng Chiến tại miền Nam, tịch thu các quyền cơ bản của con người, theo lời ông Nguyễn Văn Trấn, chế độ độc tài đang muốn đàn áp các tiếng nói của lương tri như Linh Mục Chân Tín, ông Nguyễn Ngọc Lan, ông Đỗ Trung Hiếu, hoặc bắt giữ các gương mặt tiêu biểu của truyền thống dân chủ như ông Nguyễn Hộ, khai trừ khỏi đảng các văn nghệ sĩ như Bùi Minh Quốc, Dương Thu Hương và các nhà cách mạng lão thành như ông Lê Hồng Hà, ông Nguyễn Trung Thành v.v…
2) Lên án việc đàn áp tôn giáo và kêu gọi trở về với tôn giáo:
Là người đi theo một chủ nghĩa vô thần trên 40 năm, sự hồi đầu của Nguyễn Văn Trấn được nhìn thấy rõ trong những phê phán của ông về chính sách đàn áp tôn giáo của các đảng cộng sản, về tình trạng mất mát các giá trị thiêng liêng của xã hội Việt Nam như luân lý, đức tin, điều thiện, thái độ bao dung và ánh sáng của tôn giáo trong tâm hồn con người.
Trang 398, ông kết luận rằng “tái lập những giá trị tôn giáo là con đường duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng thiêng liêng hiện thời”. Trong quyển sách, ông trích rất nhiều bài giảng của linh mục Chân Tín, để phần nào muốn nói lên sự sám hối của ông và ý muốn trở về với những giá trị tinh thần và tôn giáo, những giá trị đã và đang bị dập vùi một cách tàn bạo dưới chủ nghĩa vô thần cộng sản.
3) Đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người, đặc biệt là quyền tự do báo chí:
Trong phần 3 và cũng là phần cuối của quyển sách, Nguyễn Văn Trấn kết thúc bằng một kiến nghị gởi Quốc Hội cộng sản, trong đó có đoạn viết
“Tôi lưu ý Quốc Hội, sự giả đò không chăm sóc, sự giả đò quên các quyền căn bản của con người, là nguyên nhân gây ra đau khổ cho Tổ Quốc, cho nhân dân, là nguyên nhân gây ra sự đồi bại của những kẻ làm ông nhà nước”.
Ông yêu cầu được tự do ngôn luận và tự do báo chí, vì theo ông, “Hiện thời người trong nước ta, đang khao khát nhơn quyền và các quyền tự do dân chủ. ,
Nhà làm báo, thì nghĩ theo nhà báo : Nếu nói nhơn quyền là một cái la bàn, thì kim chỉ nam là tự do ngôn luận, tự do báo chí và in sách.”
Ông kết thúc quyển sách bằng câu “Tôi chờ Quốc Hội trả lời”. Nhưng sự chờ đợi này, chính ông cũng biết là vô ích. Ông chờ đợi một điều khác, đó là phản ứng của quần chúng, của Đảng. Và ông đoán đúng. Quốc Hội vẫn im lặng như mấy chục năm qua như một gã câm chỉ biết gật đầu.
Quần chúng phấn khởi vì có một người như ông, đi theo đảng nhiều năm, dám nói lên những điều mà quần chúng bình thường dấu tận đáy lòng, không dám nói ra. Đảng nổi giận vì có người dám nhục mạ Đảng. Những sự việc xảy ra tiếp theo, như ra lệnh cấm lưu hành, tịch thu sách, răn đe ông Nguyễn Văn Trấn và dằn mặt các đảng viên khác, chỉ là một tiến trình logic của thể chế độc tài tại Việt Nam, không ai ngạc nhiên, kể cả ông Nguyễn Văn Trấn.
Sự kiện quyển sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” của ông Nguyễn Văn Trấn được bày bán công khai, rồi sau đó bị cấm đoán và tịch thu, phản ảnh một số hiện trạng tại Việt Nam.
Trước hết, qua nội dung của cuốn sách, chúng ta có thể đánh giá rằng càng ngày càng có nhiều người từng phục vụ cho đảng cộng sản, nhìn ra được bản chất độc ác và những chính sách sai lầm tai hại của Đảng đã là nguyên nhân của tình trạng lụn bại của đất nước Việt Nam hôm nay. Những người này, tham gia vào đảng cộng sản với lý tưởng yêu nước, yêu dân.
Ngày nay, họ nhận chân được rằng đảng cộng sản không phục vụ cho lý tưởng đó, mà ngược lại còn làm hại nước, hại dân. Sự phản tỉnh của những người này đã thúc đẩy họ nói lên, viết ra những lời cảnh tỉnh, những bản cáo trạng dành cho đảng cộng sản Việt Nam. Điều chắc chắn là họ sẽ bị bịt miệng, bị đàn áp, để lãnh đạo đảng hủy diệt mọi mầm mống chống đối trong nội bộ đảng.
Nhưng một quyển sách như vậy, lọt qua được hàng rào kiểm soát cũng là một sự kiện đáng quan tâm. Qua nhận định nội bộ của Đảng, “việc để cho cuốn sách độc hại này được in và bán là một sơ hở, thiếu sót của cơ quan tuyên huấn và cơ quan quản lý xuất bản, quản lý ấn loát ở TP Hồ Chí Minh” và đưa ra chỉ thị là phải có biện pháp xử lý đối với những người có trách nhiệm trong việc in ấn và phát hành.
Việc này làm cho chúng ta nhớ lại vụ tờ báo Truyền Thống Kháng Chiến bị cấm không cho in và phát hành, nhưng sau đó được cơ sở ấn loát của nhà nước tại các tỉnh Miền Nam in và phổ biến.
Tại Việt Nam, đảng và nhà nước cộng sản kiểm soát mọi phương tiện ấn loát truyền thông, từ giấy, nhà in, đến nhà xuất bản. Nhưng những tác phẩm như “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” vẫn in và bán được, tức là cần phải có sự đồng tình, giúp đỡ của chính cán bộ, đảng viên trong guồng máy sản xuất và kiểm soát sách báo.
Chính vì sợ “bứt dây, động rừng”, nên lãnh đạo đảng cộng sản chưa dám có biện pháp mạnh với ông Nguyễn Văn Trấn. Sự kiện này cũng phản ảnh tình trạng phân hóa, giao động cùng cực trong chế độ Hà Nội và chắc chắn xu hướng cổ võ cho một nước Dân Chủ Tự Do, tôn trọng Nhân Quyền đang ngày một lên cao trong hàng ngũ đảng viên cộng sản Việt Nam.
Đây là một ngòi nổ vô cùng nguy hiểm, nó có khả năng châm ngòi cho một ngọn núi lửa, như sự so sánh của ông Nguyễn Hộ, để đốt tan mọi độc tài, áp chế tại Việt Nam.
Nguyễn Đức Quang.
– Nhận định về Nguyễn Văn Trấn của những người không Cộng Sản :
http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CKFs Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54 Theo Hứa Hoành.
“Theo “Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc” của Nguyễn Long Thành Nam, trang 34, danh sách
“Lâm Ủy Hành Chánh” cho chúng ta thấy hầu hết là những người CS như :
– Trần Văn Giàu, Chủ tịch (CS).
– Dương Bạch Mai, Thanh tra chính trị miền Đông (Công an CS).
– Nguyễn Văn Tạo, Nội vụ (CS).
– Nguyễn Văn Tây, Thanh tra chính trị miền Tâỵ
– Các ủy viên : bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (mới ly khai với Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất ngày 22/8/45 để gia nhập Việt Minh).
– Từ Bá Đước, Đảng Dân Chủ, lãnh tụ Thanh Niên Tiền Phong ở Trà Vinh.
– Kỹ sư Ngô Tấn Nhơn, Dảng Việt Nam Độc Lập của Hồ Văn Ngà, ly khaị
– Kỹ sư Hoàng Đôn Văn thuộc Tổng Công Đoàn, thiên tả.
– Sinh viên Huỳnh Văn Tiễng (CS)
“Lâm Ủy Hành Chánh” lập Sở Công an, giao cho Nguyễn Văn Trấn (tác giả “Viết cho mẹ và quốc hội”) làm giám đốc, gọi là “Quốc Gia Tự Vệ Cuộc”. Lực lượng này không lo đánh Pháp, mà nhận chỉ thị của Trần Văn Giàụ Nguyễn Văn Trấn theo đó di khủng bố, bắt cóc, ám sát, thủ tiêu các thành phần lãnh đạo, các thân hào nhân sĩ có uy tín, thâm chí cả những người làm việc cho Pháp trước kiạ Những tên dao búa chyên đâm thuê chém mướn như Tô Kỳ, Ba Nhỏ, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn lập…là tay sai trực tiếp của “Lâm Ủy Hành Chánh”, để thi hành các mật lịnh. Dân chúng đang say sưa trước cao trào độc lập tự do, khi thấy cờ đỏ sao vàng xuất hiện, họ bàng hoàng, nhưng rồi cũng tự an ủi :
– Ai lãnh đạo cũng được, miễn họ chống Pháp để giải phóng quê hương…..
Thật ra Phạm Văn Bạch chỉ giữ hư vị, mọi quyền hành vẫn nằm trong tay cán bộ CS. Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn sai mật vụ núp dưới danh nghĩa Thanh Niên Tiền Phong, Tự Vệ Cuộc đi lùng bắt, ám sát, khủng bố các lãnh tụ quốc gia, tôn giáo là những người vừa mới hợp tác với họ, được họ mời giữ chức vụ này, chức vụ nọ trong Ủy ban Hành chánh. Chỉ nội trong 2 tuần lễ, từ 25/8/45 tới 7/9/45, mà Lâm Ủy Hành Chánh khủng bố, ám sát, tiêu diệt các nhân vật trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất mà cách đó không lâu CS năn nỉ xin nhường quyền lãnh đạọ Tình trạng trở nên ngột ngạt. Không khí hoang mang, nghi kỵ bao trùm. Khối đoàn kết quốc dân bị rạn nứt. Tiềm lực chiến đấu bắt đầu suy yếụ CS tiếp tục ra lịnh ám sát, bắt cóc, thủ tiêu các nhân vật sau đây : Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (nhưng thất bại), Vũ Tam Anh (tức Nguyễn Ngọc Nhan) bị công an của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh bao vây bắt tại Xóm Thơm (không thành công), nhưng CS đã thành công trong việc tới nhà ông Bùi Quang Chiêu để hạ sát toàn thể gia quyến 1 cách dã man.
…. Mới chiếm được chính quyền, Lâm Ủy Hành Chánh vội vàng lập Quốc Gia Tự Vệ Cuộc, giao cho Nguyễn Văn Trấn đi lùng bắt, ám sát, khủng bố, cho mò tôm… Đó là những người mới liên hiệp với họ vài hôm trước. Phạm Hùng (từ Côn Đảo mới về), Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập,…được lịnh lùng sục khắp nơi, bắt các nhân sĩ, lãnh tụ các đảng phái, tôn giáo, thậm chí đến những viên chức hội tề đã về hưụ..đem thủ tiêu rồi chụp mũ họ là “Việt gian”.
–http://www.vietbaoonline.com/print.asp?nid=40397 Bảng Tường Trình Về Buổi Nói Chuyện Về Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Giác Lượng.
“Theo ông, như lịch sử tại Liên bang Sô Viết và Nam Tư đã cho thấy, chỉ có người CS mới diệt được CS mà thôi, điều quan trọng là hiện nay, chủ nghĩa CS không còn là một hấp dẫn đối với một số người ngây thơ như trước đây, và sự thật về sự tàn bạo của chế độ CS đã không thể được che dấu và bưng bít được đối với đại đa số thành phần đảng viên CS như trước kia, bằng chứng là đã có rất nhiều người bày tỏ sự phản tỉnh rất mạnh mẽ, như Nguyễn văn Trấn (từng được gọi là hung thần Chợ Đệm 7 Trấn với thành tích giết người, những chiến sĩ không CS, không biết gớm tay), rồi Nguyễn Hộ, Dương thu Hương, rồi Trần Độ, Hoàng Minh Chính, rồi Hà Sĩ Phu, Nguyễn thanh Giang, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự…, rồi thành phần sinh viên ra báo chui Thao Thức, Đứng Dậy, rồi những vụ nổi dậy của dân chúng các vùng Thái Bình, Kim Nổ, Đồng Nai …”
-http://tudongonluan.comuv.com/16/thamkich.html Tự Do Ngôn Luận – Số 16
Nguyễn Văn Trấn trong thời kỳ Cởi Trói 1987 gồm nhiều văn nghệ sĩ đã vượt trên nổi sợ của mình để đưa ra các tác phẫm lên án chế độ:
” Hồi năm 1987, sau nhiều năm cầu xin, cuối cùng thì “Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ” được thành lập, do nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ đã phát huy tinh thần tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và dù không được phép vẫn cho ra báo “Truyền Thống Kháng Chiến” với 2 ngàn bản in. Câu lạc bộ đã dám thảo luận những vấn đề chính trị rất hóc búa, như yêu cầu Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm công việc của mình trước Trung ương, yêu cầu thi hành kỷ luật những bộ trưởng, thứ trưởng phạm sai lầm để cho 10 triệu dân miền Bắc bị đói năm 1987, yêu cầu Trung ương đừng “độc diễn” khi Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà để cho Quốc hội được bầu cử dân chủ… Đảng cầm quyền tức giận, bắt đầu đàn áp những người tham gia Câu lạc bộ thì ông Nguyễn Hộ – người đảng viên với 50 tuổi đảng – đã tuyên bố ra khỏi ĐCSVN (1990).
Trong năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ – sự thật là chỉ tạm thời nới lỏng dây trói thôi – thì giới trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà báo đã biết nhân cơ hội đó vươn lên. Nhà văn Nguyên Ngọc đã đưa ra bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học”, một lần nữa đặt lại quan hệ giữa văn học và chính trị, phản đối dung tục hoá mối quan hệ này, phản đối sự “tuyệt đối hoá chính trị, tuyệt đối hoá sự chi phối tất yếu của chính trị đối với văn học” (nguyên văn), nói một cách khác văn học đòi “tự do”, đòi thoát khỏi sự đè đầu cưỡi cổ của “đảng tính”. Thật ra cũng không khác mấy yêu cầu đòi Đảng “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ” mà Trần Dần đã đưa ra hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, khởi đầu cho trào lưu “Nhân Văn-Giai Phẩm”. Một phong trào sáng tác mạnh mẽ đã được dấy lên: nhiều tác phẩm vang dội một thời đã xuất hiện, như “Thời Xa Vắng” (1986) của Lê Lựu, “Tiểu Thuyết Vô Đề” “Thiên Đường Mù” và “Bên Kia Bờ Ảo Vọng” (1987) của Dương Thu Hương, “Ly Thân” (1987) của Trần Mạnh Hảo, “Lời Khai Của Bị Can” (1987) của Trần Huy Quang, “Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì?” (1988) của Phùng Gia Lộc, “Tiếng Đất” (1988) của Hoàng Hữu Cát, “Mùa Lá Rụng Trong Vườn” (1985) của Ma Văn Kháng, “Tướng Về Hưu” của Nguyễn Huy Thiệp… Văn thơ của Nguyễn Minh Châu, Trần Vàng Sao, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Bùi Minh Quốc, Thanh Thảo, hội hoạ của Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bửu Chỉ, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, Tất Đạt… đã để lại những dấu ấn đẹp cho thời kỳ đó. Những đổi thay của báo chí cũng khá tích cực, nổi bật là tuần báo “Văn Nghệ” dưới thời tổng biên tập Nguyên Ngọc, “Sông Hương” với tổng biên tập Tô Nhuận Vĩ, “Lang Bian” với tổng biên tập Bùi Minh Quốc, “Tuổi Trẻ” với tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Cũng cần nhắc đến vai trò của ông Trần Độ, hồi đó là trưởng Ban Văn nghệ Trung ương đã có công thuyết phục Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ chính trị ra nghị quyết 05 (công bố đầu tháng 12-1987) với tinh thần nới rộng tự do cho văn nghệ sĩ, phần nào đã có tác dụng mở đường cho các tác phẩm tốt ra đời. Về ấn phẩm bí mật thì phải kể đến tờ “Diễn Đàn Tự Do” do Giáo sư Đoàn Viết Hoạt chủ trương. Một thời gian sau thì đảng cầm quyền hoảng sợ, lại siết chặt dây trói, lại bày ra “Vụ án Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ”, đưa vào tù các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh… cuối cùng là ông Nguyễn Hộ, “Vụ án Lang Bian” với việc khai trừ khỏi ĐCS và quản chế nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và đàn áp Hội Văn nghệ Lâm Đồng. Ông Nguyên Ngọc, bà Vũ Kim Hạnh đều bị gạt ra khỏi cương vị tổng biên tập các báo họ đã phụ trách. Các nhà tu hành từng ủng hộ ĐCS trong cuộc chiến tranh miền Nam, đến khi họ cất tiếng nói chính nghĩa cũng bị đàn áp, tù đày, quản chế, như Linh mục Chân Tín, ông Nguyễn Ngọc Lan… Đó là chưa nói đến vụ án Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt với mức án cực kỳ nặng.
Trong tình hình vô cùng khó khăn đó, cuộc đấu tranh đòi dân chủ hoá vẫn không ngừng tiến tới. Các nhà cách mạng lão thành Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Lê Giản, La Văn Lâm, Nguyễn Văn Trấn, Ngô Thức, Trần Độ, Nguyễn Văn Đào, Hoàng Hữu Nhân, Lê Hồng Hà, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương… đã cất cao tiếng nói chính nghĩa của mình. Ông Nguyễn Hộ đã cho ra tập luận văn “Quan Điểm Và Cuộc Sống”, ông Nguyễn Văn Trấn – tập tạp luận “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, ông Hà Sỹ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) – ba tập sách “Dắt Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, “Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân” và “Chia Tay Ý Thức Hệ”, Trần Thư – “Người Tù Bị Xử L ý Nội Bộ”, Hoà Thượng Thích Quảng Độ – “Nhận Định Những Sai Lầm Tai Hại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối Với Dân Tộc Và Phật Giáo Việt Nam”, ông Trần Độ – “Hồi K ý”, Tiêu Dao Bảo Cự – “Nửa Đời Nhìn Lại”, Trần Khuê – “Đối Thoại” .. . Nhiều người khác, như Lữ Phương, Nguyễn Kiến Giang, Nguyên Phong Hồ Hiếu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận… cũng đã công bố những luận văn, những nghiên cứu của mình để chỉ rõ con đường tất yếu phải dân chủ hoá Đất nước. Cũng chính trong thời gian này, một tờ báo bí mật nhỏ nhắn viết rất hay mang tên “Người Sài Gòn” mà người ta đồ rằng do Ông Già Chợ Đệm Nguyễn Văn Trấn làm. Tờ báo được những người dân chủ đón nhận rất nồng nhiệt. “
Nhận định của Long Điền về nhân vật Nguyễn Văn Trấn:
Quyển hồi ký Viết Cho Mẹ và Quốc Hội viết và in trong nước,sau đo bị nhà nước CSVN ra lệnh tịch thu vì nội dung xấu,chống chế độ.Sau đó quyển sách được in tại Hoa Kỳ, nhà xuất bản Văn Nghệ California năm 1995 gồm 502 trang.Qua quyển hồi ký mà tác giả gởi gấm tâm tình chúng ta hiểu được một số nhận định của Nguyễn Văn Trấn về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 mà tác giả là một chứng nhân lịch sử có mặt đầy đủ trong các thời kỳ quan trọng lịch sử:1945-1954-1975.
Lần lượt qua các trang sách ,tôi xin vạch ra các nhận định của Nguyễn Văn Trấn như sau :
1-Việc cho Xuất bản tờ báo Dân Chúng(Le Peuple) (từ trang 34-41):theo chỉ thị của đảng CSVN, Nguyễn Văn Trấn cho xuất bản tờ bào mà không cần phải xin phép và vẫn được nhà in của Pháp in đàng hoàng ngày 27tháng 7 năm 1938 là số báo đầu tiên với giá bán 2 xu /tờ được Biện Lý Cuộc Pháp cho phép lưu hành chứng tỏ hồi ấy dù cai trị hà khắc nhưng về quyền Tự Do Báo Chí thì thực dân Pháp vẫn hơn chế độ CSVN ngày nay rất nhiều,Nguyễn Van Trấn và Nguyễn Hộ năm 1997 xin phép in tờ bào Cựu Kháng Chiến (CKC) mà chính quyền CSVN nào có cho mà còn bị theo dỏi ,bắt bớ.
2-Nguyễn văn Trấn khi in báo được 1 năm trong bài báo”Chúng tôi can thiệp ngay đến vấn đề chia đất công điền cho dân nghèo mướn, can thiệp vào vụ dân đói Cà Mau”có những câu như sau:”Chúng tôi kịch liệt phản đối sự giam cầm mấy người đi biểu tình và kêu gào chánh phủ (chính phủ Pháp)hảy có can đảm mà nhìn nhận sự thật để cho người vô tội không bị tù oan…miển thuế cho họ,thả ngay những người bị bắt vô cớ!Bài báo bị mật thám đến hỏi ai là tác giả,Trấn đã mạnh dạn trả lời :”Pháp luật không cho phép nhà đương cuộc hỏi như vậy!”Mọi việc cũng huề ,Trấn có so sánh việc nầy với chế độ của ta (của CSVN)và đề nghị Quốc Hội (CHXHCNVN)xem xét về tự do báo chí với thời kỳ thực dân .(trang 40-41).
3-Bài diển thuyết của Nguyễn Van Trấn tại Hội Quán A.J.A.C(Lương Hữu Báo Chí Nam Kỳ)ngày 30.8.1938 sau đó có đăng lại trên báo Dân Chúng (trang 47-53),trước các ký giả Pháp Việt(có cả Cảnh sát Pháp) người dân Việt Nam thời đó cũng đã có quyền đòi hỏi Dân Chủ Tự Do như sau:
“Thưa các Ngài,
Thưa các bạn,
Đứng trên diễn đàn giờ này để chào các
Ngài và các bạn, tôi vừa được một hân hạnh vừa đặng một sự vui mừng.
Hân hạnh, thay cho nhóm Dân Chúng, một nhóm luôn luôn lấy sự đòi các quyền Tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam làm cái mục đích tranh đấu hằng ngày của mình trong giai đoạn này, trong một cuộc hội hiệp gồm các phần tử, mặc dầu đứng vào địa vị giai cấp khác nhau, thuộc nhiều xu hướng chánh trị bất đồng nhưng trong óc vẫn đồng một tinh thần cao thượng và yêu chuộng tự do….
(Đăng lại trên Dân Chúng số ra ngày 30 Aout 1938).
-Qua đoạn diển văn vừa kể cho chúng ta so sánh quyền Tự Do Ngôn Luận ở thời Thực Dân Pháp vẫn còn cởi mở hơn nhiều so với thời CSVN ngày nay.Kêu gọi Tự Do Ngôn Luận, đòi bảo vệ đất nước là bị tù , đồng thời cũng chứng tỏ cái dủng khí của Nguyễn Văn Trấn đã vơi đi khá nhiều sau mấy chục năm sống trong “Thiên Đàng XHCN”bởi vì sự đàn áp,tù đày của chế độ CHXHCNVN còn ác độc gấp trăm lần chế độ Thực dân Pháp!!!Còn sống được dưới chế độ CSVN thì phải biết sợ và hèn!!!
4-Thời điểm 1945 Hồ Chí Minh chỉ dám nói với dân Việt Nam về Mật Trận Việt Minh (bao gồm mọi thành phần đảng phái tham gia chống thực dan Pháp) mà Hồ ma mãnh dấu nhẹm đảng CSVN để đánh lừa dân chúng.
“Tổ viên của tổ một nầy gồm những tay chánh trực như Bùi Lâm là người ra sân bay tiển đoàn ta đi Pars dự hội nghị đã kề tai ông cụ (Hồ) mà nói: Đừng có bán nước nghe đồng chí !!!(trang 155)
Bởi vì lúc ấy dù Hồ đã dẹp cái đảng CSVN nhưng với cái tên mới Đảng Lao Động VN nhưng người dân vẫn còn ngờ vực con người CS của Hồ!Sau nầy rỏ ràng Hồ đã nhiều lần đặt quyền lợi của CSQT lên trên quyền lợi Dân Tộc !
-Xuất thân của Nguyễn Văn Trấn là làm tay sai cho Cộng sản ra tay sát hại đồng bào và những nhà ái quốc,nhà kháng chiến không theo CS,nổi bật nhất là nhiều nguồn tin cho rằng ông là người chủ mưu hay là kẻ ra tay giết Tạ Thu Thâu người mà trước đó giúp đở và dạy dổ cho Nguyễn Văn Trấn tại Pháp.(tuy nhiên trong 3 người tình nghi chưa rỏ ai là người ra tay hạ sátTạ Thu Thâu,nhưng kẻ ra lệnh là Hồ Chí Minh). Trấn được mang bí danh là “Hùm Xám Cai Lậy” do những hành động tàn ác trước và sau 1945.
-Hành vi tàn ác của Trấn tại Nam Bộ trước 1945 đã được nhiều nguồn tin công nhận,việc thủ tiêu,mò tôm,trùm bao bố là do Trấn chủ mưu.Sau 1975 Nguyễn Văn Trấn bị thất sũng,bơ vơ không nơi nương tựa,sinh ra bất mản chế độ CS.Nhập bọn với Nguyễn Hộ trong CKC(Cựu Kháng Chiến) để cho ra tờ “Người Sài Gòn” để đòi hỏi Dân Chủ, đòi hỏi quyền lợi bị bỏ quên.Quyển “Viết Cho Mẹ và Quốc Hội”là một tư liệu quý giá về những điều sai lầm trong guồng máy Cộng Sản từ 1945-1975.Có nhiều tài liệu xác thực trong quyển sách đó kể những tội ác của CSVN mà trong đó Nguyễn Văn Trấn vừa là người tố cáo và cũng là thủ phạm (trong ban CCRĐ).Sau nầy từ 1997 Trấn bị theo dỏi, đe dọa nên không dám làm gì thêm sau khi xuất bản quyển sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”[ii].
-Từ việc tố cáo tội ác CSVN sau khi nhận dịnh mình đã sai lầm, đi đến hành động chuộc lại tội lỗi là một giai đoạn dài và đầy chông gai mà không phải người Phản Tỉnh nào cũng đạt được trọn vẹn như Trung Tá Trần Anh Kim đã dám tham gia trong phong trào đấu tranh “Khối 8406” bị tù đày nhưng vẫn cương quyết đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ.
[i] http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=8571&mode=linearplus Tìm hiểu cái chết của Tạ Thu ThâuTrong vấn đề này, nguồn tư liệu mà chúng tôi hiện có cũng hết sức hạn chế. Sau khi đặt câu hỏi ở Việt Nam, ai đã hạ sát Tạ Thu Thâu và các đồng chí của ông?, ông Hoàng Khoa Khôi cho biết: Sau khi điều tra, chúng tôi biết được ba thủ phạm. Họ đều là những người cộng sản. Người thứ nhất là Kiều Đắc Thắng, trách nhiệm Nghiệp đoàn. Người thứ hai là Nguyễn Văn Trấn, đã từng được đi học tập ở Moscow. Người thứ ba tên là Nguyễn Văn Tây, cựu bộ trưởng chính phủ Trần Văn Giàu. Cần nói thêm rằng nhân vật Nguyễn Văn Trấn được nhắc đến ở đây chính là ông Nguyễn Văn Trấn đã mất ít lâu nay, một người cộng sản phản tỉnh, tác giả cuốn Viết cho Mẹ và Quốc hội được nhiều người ưa thích, trong đó ông vẫn dùng nhiều từ ngữ và luận điệu thô thiển, thậm chí bất nhã, khi nhắc đến Tạ Thu Thâu và những người yêu nước trốt-kít ở Việt Nam.
[ii] http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=print&sid=2723 Nhưng đảng Cộng Sản không thể lấy vải thưa che mắt thánh qua các cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn, chỉ là cơ cấu giúp cho đảng Cộng Sản thông qua những đạo luật cướp của, giết người, khủng bố dân lành…quốc hội nầy chỉ là đồng lỏa với đảng cướp mà thôi. Ông Nguyễn Văn Trấn, tự Bảy Trấn, một đảng viên Cộng Sản kỳ cựu, sau nầy phản tỉnh giả, ông đánh lừa nhiều người qua tác phẩm” Thư Cho Mẹ và Quốc Hội”, nói theo từ Việt Cộng là” trớt quớt”; lý do là Mẹ thì già yếu, đâu có làm gì được; còn quốc hội thì bù nhìn, vô quyền, có nói gì cũng vô ích. Thay vì ông lấy tựa đề cuống sách là” thư cho đảng và tổng bí thư” thì có lý hơn. =